Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương

Phòng trị bệnh thường gặp ở trâu bò

10/06/2019 | Admin

I. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

1.  Nguyên nhân

-     Do virus thuộc họ Picorna Viridae gây ra, virus có nhiều type khác nhau;

-     Là một bệnh cấp tính nguy hiểm và lây lan rất nhanh; 

2.  Triệu chứng

- Sốt cao 40 - 41OC;

- Xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc; miệng, mũi, và chỗ da móng chân làm cho con vật đi lại khó khăn, ăn kém;

- Các mụn nước lớn lên và vỡ ra tạo thành những nốt loét đỏ. Dịch chảy từ các nốt loét kết hợp với nước bọt tạo thành mảng bọt trắng như bọt xà phòng, chổ tiếp giáp giữa phần sừng và da có thể bị hở ra làm cho con vật đi đứng khó khăn hoặc nằm 1 chỗ;

Ngoài ra các mụn nước còn mọc ở vú, nách, bụng...

3.  Phòng bệnh

- Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ;

- Tiêm vắc-xin FMD 6 tháng 1 lần;

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt gia súc;

4.  Điều trị

Chưa có thuốc đặc trị. Điều trị triệu chứng:

- Dùng các chất sát trùng nhẹ (xanh Metylen, thuốc tím 1%), chua nhẹ (chanh, khế) để rửa sát trùng các chỗ lở loét;

- Dùng nước sắc các loại như: Ổi, chè xanh... để rửa các vết loét;

- Dùng thuốc trợ sức và chống các bệnh kế phát:

+ Penicilin, Ampicilin 20mg/kg khối lượng/lần tiêm.

+ Vitamin B, Vitamin C, 4 - 6 ống/ngày.

II. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

1. Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella muntocida gây ra, bệnh gây chết nhanh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn đối với trâu bò.

2. Triệu chứng

+  Thể quá cấp: trâu bò chết đột ngột ngay trên bãi chăn hoặc trong chuồng, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng;

+  Thể cấp tính: Sốt cao 41OC – 42OC, bỏ ăn, giảm nhai lại, mắt đỏ, con vật lừ đừ, thở mạnh có âm ran, lưỡi thè ra;

-      Chảy nước mũi, nước miếng, phân có thể có máu tươi

3. Phòng bệnh

-     Tiêm vắc-xin THT 2ml/con, 2 lần/năm.

-     Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc.

4. Điều trị

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể sử dụng kháng sinh:

+  Kanamycin 20mg/kg khối lượng

+  Teramycin 1ml/5-10kg khối lượng

Thuốc trợ sức: B.comlex, Vitamin C, Vitamin B1...

III. BỆNH VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG

1. Triệu chứng:

-     Sau khi phối giống hoặc sau khi đẻ thấy trâu bò cái rặn nhiều, cong đuôi và phân ra ít.

-     Sốt cao 40OC – 41OC, ăn ít.

-     Bộ phận sinh dục cái có dịch viêm màu trắng như nước vo gạo mùi hôi hoặc màu hơi vàng chảy ra.

2.  Phòng bệnh

- Vệ sinh sát trùng dụng cụ, bảo hộ lao động của dẫn tinh viên, cán bộ thú y can thiệp đẻ khó.

- Tránh các vết xây xước khi can thiệp vào đường sinh dục của bò.

-  Kiểm tra sát nhau sau khi bò sinh.

3.  Điều trị

-     Thụt rửa bộ phận sinh dục:

+ Dung dịch thuốc tím 1%, nước muối 1% để thụt rửa, mỗi lần 4 - 5 lít, ngày 2 lần;

+ Dung dịch Lugol 1%o thụt 50 ml vào tử cung

+ Thụt rửa liên tục trong 3 - 4 ngày.

-     Sau khi nước rửa ra hết dùng 5  triệu UI Penicilin và 5g Streptomicin pha vào nước sôi để nguội (khoảng 200ml) bơm vào trong bộ phận sinh dục (tử cung).

-     Tiêm kháng sinh: Penicilin: 1 triệu UI/50kg trọng lượng hoặc Streptomicin 1gr/50kg trọng lượng. Ngày tiêm 1 - 2 lần đến khi trâu bò hết sốt, ăn uống bình thường.

IV. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ

1. Nguyên nhân

Do giun đũa Neoascaris vitumlorum ký sinh ở ruột bê nghé gây ra. Gây bệnh cho bê nghé từ 21 ngày đến 6 tháng tuổi.

2. Triệu chứng

Khi nhiễm nhiều giun, bê nghé ủ rủ, bụng to, có hiện tượng đau bụng, phân lỏng, từ mầu đen chuyển sang vàng xẫm, tanh khắm, giai đoạn cuối phân trắng, thối, bám quanh hậu môn, bê nghé chết do bị suy kiệt.

3.  Điều trị

Tẩy giun bằng:

- Tiêm: Levamisol, Ivermectin.

- Uống: Tetramysol.

Liều dùng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

V. BỆNH SÁN LÁ GAN

1. Nguyên nhân

Do sán lá Fasciola Gigantica ký sinh ở gan trân bò gây nên. Vòng đời sán lá F. Gigantica phải trải qua giai đoạn ấu trùng sống ở nước nên thường gây bệnh cho trâu bò ăn cỏ ở vùng ngập nước.

2. Triệu chứng:

Thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông khô, dễ rụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, ỉa chảy.

3.  Điều trị:

Trâu bò chăn thả ở những vùng dễ nhiễm sán lá gan, định kỳ 6 tháng tẩy sán 1 lần.

Tẩy sán:

- Tiêm Nitroxynil, Rafoxanide,

- Uống Albendazol, Bithinol.

Liều dùng: theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

VI.  BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ

1. Nguyên nhân

- Do ăn quá nhiều cỏ non, làm cho quá trình lên men nhanh mà tiêu hóa không kịp, gây chướng hơi.

- Do bị bệnh truyền nhiễm như bệnh tụ huyết trùng,...

- Trâu bò già yếu dạ cỏ hoạt động kém, hiện tượng ợ hơi giảm.

2. Triệu chứng

-     Bụng chướng to, hõm hông trái phồng lên, trâu bò giảm hoặc không nhai lại, thở khó.

3. Điều trị

- Cho bò đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.

 - Cho uống 1 trong các loại nước sau:

 + Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.

+ Nước dưa chua: 3- 5 lít.

+ Bia hơi: 3 – 5 lít.

- Xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi.

Tiêm Dilocazpine 180 - 270 mg/con, tiêm dưới da

* Trường hợp bệnh nặng:

Chọc dạ cỏ bằng Troca (mời cán bộ thú y can thiệp).

Thong ke

Liên hệ ngay với chúng tôi