Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương
Cầu trùng là bệnh cực kỳ phổ biến do ký sinh trùng hình cầu ký sinh trong ruột gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi gà. Cầu trùng Eimeria spp trong đó E. acervulina, E. maxima, E. tenella, E. brunette và E. necatrix là những loài gây bệnh chủ yếu trên gà.
Mức độ bệnh tùy thuộc vào loài gây bệnh, lượng noãn nang ăn vào, phần ruột bị cầu trùng tấn công, tuổi gà và thể trạng của đàn. Cầu trùng có thể gây bệnh với gà ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở gà 10 - 30 ngày tuổi.
Bệnh lây lan chủ yếu do gà ăn phải noãn nang gây nhiễm của cầu trùng có trong phân, chất độn chuồng hay thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh. Trong cơ thể cầu trùng phát triển qua 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính trong 5-7 ngày để thành noãn nang thải ra ngoài qua phân. Trong ruột, cầu trùng nhân lên rất nhanh theo cấp số nhân và tấn công phá hủy lớp tế bào biểu mô ruột làm giảm tiêu hóa hấp thu dưỡng chất gây chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn, tăng tỷ lệ chết và còi cọc, giảm hiệu quả chăn nuôi. Nếu không có chiến lược phòng và trị bệnh hiệu quả và kịp thời, những mầm bệnh sẵn có như E.coli, Clostridium perfringens… thừa cơ tấn công làm bệnh trở nên trầm trọng, kéo dài, khó kiểm soát và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Khi theo phân ra ngoài, găp môi trường nhiệt độ, ẩm độ thích hợp noãn nang sẽ phát triển thành noãn nang gây nhiễm trong 1-2 ngày. Noãn nang này rất bền với môi trường nên khó bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường nên chưa có nơi nào trên thế giới có thể loại trừ được mầm bệnh này. Vì vậy, có chiến lược phòng và kiểm soát bệnh kết hợp với các biện pháp quản lý và nâng cao thể trạng đàn là cách tốt nhất làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh.
Triệu chứng- Bệnh tích:
• Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt khi chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém ở gà từ 1 – 4 tuần tuổi
• Gà thường ủ rũ, kém ăn uống, lông xơ xác, ít vận động, gầy yếu, thiếu máu, chậm lớn
• Tùy tuổi gà, chủng gây bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh mà phân có những biểu hiện khác nhau từ sáp màu chocolate đến phân có chất nhầy màu cam đến tiêu chảy phân dính quanh hậu môn, phân lẫn máu hay toàn máu tươi và chết.
Cứ có gà là có cầu trùng tấn công, nổ bệnh chỉ là phần nổi của tảng băng và đã là quá trễ, vì đến lúc này ruột đã bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến chết hay nếu sống sót thì khả năng hồi phục kém làm khả năng tiêu hóa, hấp thu giảm đáng kể, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn cao và gây thiệt hại kinh tế lớn. Vì thế người chăn nuôi gà phải có chiến lược phòng bệnh hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại, giảm chi phí trị bệnh, tăng năng suất chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt.
Phòng bệnh:
• Thực hiện tốt vệ sinh và an toàn sinh học, dọn dẹp và sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng 1 -2 tuần sau mỗi đợt nuôi (Farm Fluid S pha tỷ lệ 1:200).
• Áp dụng nuôi cùng nhập cùng xuất
• Nên sử dụng vacxin phòng bệnh cầu trùng cho gà con nuôi để làm giống hay gà hướng trứng
• Định kỳ hòa Baycox® 2.5% vào nước uống với liều 1ml/3,5kg thể trọng/ngày, uống 2 ngày liên tiếp 2 đợt vào 9 – 10 và 19 - 20 ngày tuổi
• Giữ chuồng thông thoáng và khô ráo, tránh nước rò rỉ làm ẩm chất độn chuồng
• Cung cấp thức ăn mới, đầy đủ và cân đối dưỡng chất, không nhiễm nấm mốc, đủ nước uống mát và sạch
• Nâng cao sức khỏe và thể trạng gà bằng cách định kỳ bổ sung lợi khuẩn, các vitamin và vi khoáng (Multisol- G/ Multivitamin/Lactobac C 1 ml/1-2 lít)
• Thực hiện đầy đủ chương trình vaccine theo hướng dẫn của bác sĩ thú y cùng nhà sản xuất vaccine và tình hình dịch bệnh của từng địa phương
Điều trị:
Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt do đó cần thường xuyên theo dõi, quan sát chất độn chuồng hoặc thỉnh thoảng xét nghiệm mẫu phân để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện bệnh, cần điều trị ngay và điều trị cho toàn đàn. Hòa Baycox® 2.5% vào nước uống với liều 1ml/3,5kg thể trọng/ngày, uống 2 ngày liên tiếp kết hợp với tăng sức đề kháng và thể trạng đàn với Multisol – G, Multivitamin hoặc Lactobac C.
Chọn thuốc điều trị cầu trùng cần lưu ý là một số hoạt chất chỉ diệt được một số loài cầu trùng và chỉ diệt được ở giai đoạn sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính. Do đó bệnh không hết hoặc thường xuyên tái phát.
Baycox là sản phẩm gốc do Bayer nghiên cứu và phát triển, Thuốc diệt triệt để tất cả các loài cầu trùng gây bệnh trên gà và diệt được cầu trùng ở mọi giai đoạn phát triển trong biểu mô ruột; Thời gian trị liệu ngắn: chỉ 2 ngày cho cả phòng và trị; Không làm giảm thu nhận thức ăn và nước uống của gà; đặc biệt là thuốc diệt cầu trùng nhưng không làm ảnh hưởng đến việc hình thành miễn dịch kháng cầu trùng. Thuốc đặc biệt an toàn.
Chúng tôi sẽ gửi tất cả các thông tin khuyến mại và chương trình giảm giá của thuoctrangtrai.com đến bạn !
Copyright © 2019 Thuốc thú y. All right reserved - Designed by: Nanoweb