Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương

Nhận biết bệnh dịch tả heo châu Phi và các biện pháp phòng ngừa

10/06/2019 | Admin
Hiện nay chưa có vaccine hay cách điều trị được công bố đối với bệnh ASF. Việc phòng ngừa ở các quốc gia chưa nổ dịch chỉ có thể thực hiện dựa vào chính sách nhập khẩu nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm không có heo bệnh hay thịt heo nhiễm bệnh nào vào được lãnh thổ của mình.

Hiện nay chưa có vaccine hay cách điều trị được công bố đối với bệnh ASF. Việc phòng ngừa ở các quốc gia chưa nổ dịch chỉ có thể thực hiện dựa vào chính sách nhập khẩu nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm không có heo bệnh hay thịt heo nhiễm bệnh nào vào được lãnh thổ của mình. Chính sách này cũng phải bao gồm cả việc đảm bảo thải loại đúng cách thực phẩm thừa từ máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện vận chuyển khác có đi qua các quốc gia nổ dịch.

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI LÀ GÌ?

  • Dịch tả Heo châu Phi (African Swine Fever – ASF) là bệnh xuất huyết lây lan rất nhanh ở heo, lợn lòi, heo rừng châu Âu và heo rừng châu Mỹ. Tất cả heo ở mọi độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh.
  • Virus gây ra bệnh ASF thuộc nhóm Asfarviridae – một nhóm virus DNA. Virus ASF độc lực cao sẽ gây triệu chứng điển hình là sốt cao, bỏ ăn, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, cuối cùng là tử vong trong vòng 2-10 ngày. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
  • Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã đánh dấu sự nguy hiểm của bệnh ASF trong Quy định thú y cho động vật trên cạn (Terrestrial Animal Health Code) và cần phải được báo cáo cho OIE một khi nổ dịch.

BỆNH ASF ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU?

  • Nói chung, ASF thường phổ biến và nổ dịch ở các nước châu Phi cận Sahara. Tại châu Âu, ASF chỉ nổ dịch ở vùng Sardinia (Ý).
  • Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn châu Phi lần đầu xuất hiện tại Kenya, châu Phi, sau đó đã trở thành dịch địa phương tại nhiều nước châu Phi.
  • Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện và báo cáo tại châu Âu và đến nay dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, trong đó có Armenia Liên Bang Nga báo cáo bệnh này vào năm 2007 và Azerbaijan vào năm 2008; bệnh cũng được báo cáo tại các nước châu Mỹ.
  • Đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế giới:Từ cuối năm 2017 đến nay, 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, BỉLiên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung – ga – ri, Lát – vi – a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô – ma – ni, Nam Phi, Ukraina và Zambia) báo cáo đã có dịch tả lợn châu Phi.

VIRUS ASF TRUYỀN LÂY VÀ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Lợn rừng là ổ chứa bệnh tự nhiên (natural reservoir) của virus ASF và không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh lây lan qua những con đường sau:

  • Truyền lây trực tiếp: Virus ASF được tìm thấy trong tất cả các dịch và mô của heo nhiễm bệnh. Heo khỏe mạnh sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh hay ăn phải rác có chứa thịt heo hay sản phẩm từ thịt heo nhiễm bệnh.
  • Truyền lây gián tiếp qua vector sinh học: Bệnh ASF lây lan từ ổ chứa bệnh này sang các con khác qua vết cắn của ve mềm Ornithodoros moubata. Ve mềm sẽ mang theo virus khi hút máu heo rừng, heo nhà nhiễm bệnh và truyền nó sang những con mẫn cảm khác. Ruồi, mỗi và các động vật hoãng dã cũng là những tác nhân làm mầm bệnh lây truyền đi xa,
  • Truyền lây gián tiếp: Do heo tiếp xúc với các chất thải ô nhiễm từ trại, xe cộ, trang thiết bị hay quần áo nhiễm bẩn cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.

Nhận biết bệnh dịch tả heo châu Phi và các biện pháp phòng ngừa

TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH LÂM SÀNG CỦA BỆNH ASF NHƯ THẾ NÀO?

Triệu chứng

Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc ào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn châu Phi.

Bệnh xảy ra ở 3 thể khác nhau: Thời gian ủ bệnh: 4-19 ngày, cấp tính có thể chết sau 3-4 ngày tiếp xúc virus.

  • Thể quá cấp tính: Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên nhiễm virus độc lực cao . Lợn đột ngột sốt cao rất cao 41- 42 °C, kéo dài 2 -3 ngày, tối đa 4 ngày rồi chết.
  • Thể cấp tính

Heo nhiễm bệnh với các biểu hiện lâm sàng

  • Sốt rất cao (41-42 °C)
  • Ủ rủ, bỏ ăn, tím tái sau 24-48h, giảm bạch cầu và tiểu cầu sau 48-72h.
  • Đỏ các vùng da mỏng: tai, bẹn, vùng đuôi, mông, ngực, bụng, mắt.
  • Tăng nhịp tim, hô hấp khó thở
  • Nôn, tiêu chảy có thể phân có lẫn máu và tăng tiết dịch mắt, ghèn mắt.
  • Có thể đi qua nhau thai và gây sẩy thai trên heo nái mang thai các giai đoạn
  • Tỷ lệ chết lên tới 100% với những đàn cấp tính trong 6-13 ngày và có thể kéo dài 20 ngày.
  • Những heo không chết sẽ mang và bài thải virus ra môi trường.
  • Thể mạn tính: Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và tình trạng bệnh mãn tính bao gồm sụt cân, sốt dai dẳng, các dấu hiệu hô hấp, viêm loét da và viêm khớp mãn tính. Tỷ lệ chết 30- 70%.
Thong ke

Liên hệ ngay với chúng tôi