Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương

Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)

10/06/2019 | Admin
Hiện nay, Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), còn gọi là bệnh “tai xanh” đã gây thiệt hại trên 50.000 heo ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung. Bệnh có nguy cơ lây lan cho đàn heo ở các tỉnh phía Nam do việc vận chuyển mua bán gia súc. 

Hiện nay, Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), còn gọi là bệnh “tai xanh” đã gây thiệt hại trên 50.000 heo ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung. Bệnh có nguy cơ lây lan cho đàn heo ở các tỉnh phía Nam do việc vận chuyển mua bán gia súc. 

1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do Arterivirus gây ra, đây là loại virus ái lực với đại thực bào ở phổi, chúng không bị tiêu diệt bởi đại bào như những mầm bệnh khác mà có khả năng tồn tại, sinh sôi làm hư hại thực bào, làm giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh khác xâm nhập gây bệnh ở hệ hô hấp của gia súc.
2. Đường truyến lây
Virus có trong nước miếng, nước mũi, phân, tinh dịch, sữa… và lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, chim muông. Trong không khí mầm bệnh lan truyền xa đến 3 km. Ở heo nái bệnh, có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi. Heo trưởng thành bệnh bài thải virus trong 14 ngày, heo con bệnh có thể bài thải virus 1-2 tháng.
3. Triệu chứng
Các biểu hiện lâm sàng khác nhau ở các loại heo: Heo nái mang thai, heo con sơ sinh, heo lứa và heo lớn.
- Heo nái: Sốt nhẹ, biếng ăn, một số nái chửa sẩy thai vào giai đoạn cuối. Một số heo nái tai chuyển màu xanh (mất đi sau vài giờ). Động đực lại sau 21-35 ngày phối giống, không hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, có dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
- Heo nái đẻ: Giảm ăn uống, đẻ sớm 2-3 ngày, viêm vú và mất sữa. Da nhợt nhạt, một số nái có biểu hiện của bệnh hô hấp, tỉ lệ thai gỗ tăng, heo con chết ngay khi sinh đến 30%, khoảng 5% heo con tai chuyển màu xanh và duy trì trong vài giờ.
Heo con theo mẹ: Gầy yếu, có nhiều ghèn quanh mí mắt, trên da có vết phồng rộp. Heo tiêu chảy nhiều, đi loạng choạng, run rẩy, bẹt chân. Heo con có thể chết đến 70% sau 3-4 tuần.
- Heo cai sữa và heo lứa: Biếng ăn, ho nhẹ, lông xác xơ. Khi ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi, gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%.
- Heo đực giống: Sốt, biếng ăn, lờ đờ, mất tính hăng, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ. Giai đoạn nhiễm trùng huyết tinh dịch heo bệnh có chứa virus.
4. Điều trị
Bệnh không thuốc điều trị đặc hiệu. Một số biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh kế phát là:
- Đối với heo con: Tiêm Amicin 0,5cc/con lúc 3,7,14 ngày sau khi đẻ, mỗi lần tiêm liên tục 3 ngày. Cung cấp thêm chất điện giải và bù nước do tiêu chảy bằng Vime C- Electrotyle.
- Đối với heo nái và đực giống: Tiêm Ceftifi suspension 1cc/15kg thể trọng liên tục 3 ngày. Sau đó trộn thức ăn hoặc pha nước uống Ampiseptryl 3g/ 10kg thể trọng liên tục 3-4 tuần ngay khi phát hiện bệnh xảy ra trong đàn.
Ngoài ra, việc giảm đàn và cải thiện điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng chuồng trại, tăng cường các loại vitamin A, C, E, D, acid hữu cơ, và bêtaglucan, mannan oligosaccaride giúp khôi phục hệ miễn dịch góp phần khống chế bệnh nhanh chóng.
5. Phòng bệnh
- Tạo điều kiện thích hợp cho điều kiện sống của heo. Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 15 ngày/ lần. Không mua heo từ vùng có bệnh và phải nuôi cách ly ít nhất 8 tuần.
- Tiêm vacxin PRRS nhược độc cho heo sau cai sữa, heo nái không mang thai, heo đậu bị. Tiêm vacxin phòng Mycoplasma giúp giảm nguy cơ phát sinh PRRS trong đàn.
6. Tẩy trừ bệnh
Sau khi bệnh xảy ra và đã được khống chế, để phòng bệnh tái nhiễm cần thực hiện các biện pháp sau:
- Giảm đàn: Lấy mẫu máu toàn dân để kiểm tra và tách riêng những heo còn hiện diện của virus để sát trùng toàn bộ chuồng trại, sau đó bỏ trống 2 tuần mới cho nhập heo an toàn vào.
- Cách ly cai sữa sớm: Cai sữa sớm những con heo lớn nhất trong đàn từ 5 ngày tuổi để nuôi tách riêng, mỗi nhóm heo cai sữa cần nuôi riêng cho đến khi tất cả đều được kiểm tra.
7. Phòng bệnh bội nhiễm đối với người
Khi bệnh PRRS, heo thường nhiễm kế phát các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là bội nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis type 2, đây là type vi khuẩn cực độc có thể gây nhiễm trùng máu và viêm não ở người. Để phòng vi khuẩn Streptococcus từ heo bệnh lây sang người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Khi tiếp xúc heo bệnh PRRS cần thực hiện các biện pháp bảo hộ triệt để như khẩu trang, găng tay, tránh tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, máu và phân heo bệnh, nhất là khi da có vết trầy xước.
- Tuyệt đối không ăn tiết canh heo, ăn thịt heo và sản phẩm chế biến từ heo bệnh. Chỉ sử dụng thịt và sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh của cơ quan thú y.
Thực hiện vệ sinh trong chế biến thực phẩm và ăn uống như ăn chín, uống sôi, rửa tay kỹ bằng xà bông trước khi ăn

Thong ke

Liên hệ ngay với chúng tôi