Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ( Leucocytozoonosis in chickens)

10/06/2019 | Admin
Bệnh ký sinh trùng đường máu gà do Plasmodium gallinaceum gây ra. Bệnh này còn gọi là Bệnh sốt từng cơn, bệnh sốt rét gà (Avian malaria). Đây là bệnh mới xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi gà và chưa được nghiên cứu kỹ ở nước ta.

1. PHÂN BỐ BỆNH 

Kí sinh trùng máu trên gà

Bệnh có ở tất cả các nơi trên thế giới nhưng vùng Đông Nam Á bệnh xảy ra nhiều hơn. Bệnh nổ ra nhiều vào các tháng nóng ẩm khi côn trùng hút máu phát triển và truyền mầm bệnh cho gà. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện ở gà và gà rừng ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh đã phát hiện ở một số gà thả vườn tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Phạm Văn Sơn quan sát và nhận xét rằng : bệnh hay xảy ra tại các vùng chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn, gà đẻ tại các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội,  Vĩnh Phúc, Quảng Nam,Bình Định, Gia Lai, Kontum, Bến Tre…

2. NGUYÊN NHÂN 

 

Kí sinh trùng máu trên gà

Do 29 loài Leucocybenzoon spp ở gia cầm và chim hoang, chim nuôi, chim cút, trong đó có 4 loài là Leucocbezoon Calleryi, Lsamthi và 2 loài nhiều nhất ở Việt Nam: L.Sabresi, L.simondi.

3. Triệu chứng
* Thể cấp tính:
- Bệnh thường gặp ở gà trên 35 ngày tuổi vào mùa mưa. Thời gian ủ bệnh từ 7-12 ngày.
- Gà thường kém ăn, bỏ ăn, ủ rủ sốt cao, mào tích nhợt nhạt, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy kéo dài, phân có màu lá cây xanh lét (đặc điểm này thường ít gặp ở các bệnh khác trên gà). Số lượng mắc bệnh trong đàn tăng đều. Đến ngày thứ 13-14, một số con chết thường vào ban đêm, có biểu hiện ộc máu ở miệng, mũi, mào, tích thâm đen, nằm thông cổ, về sau chết bất cứ lúc nào không biết, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
* Thể mạn tính:
Bệnh thường gặp ở gà trưởng thành, gà mái đẻ. Sau quá trình mắc bệnh, từ thể cấp tính chuyển sang thể mạn tính.
- Thể mạn tính thường chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm, phân loãng có màu xanh, gà đẻ giảm hoặc giảm đẻ, một số con có biểu hiện liệt chân.
- Tỉ lệ chết khoảng 5-20%

4. BỆNH TÍCH

- Da ngực, chân, mào, tích vùng da mỏng vùng không lông, có nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu, các cơ quan nội tạng tụ huyết, lách sưng to gấp 2 bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Một số trường hợp thấy gan đen.

- Mổ khám máu loãng không đông
- Ruột chứa nhiều phân màu lá cây xanh lét
- Phổi ứ máu

 

 

5. Phòng bệnh

     Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kì, Vacxin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng.
Dùng các thuốc có thành phần Sulfadimethoxine, Toltrazuril, Sulfaquinoxaline phòng bệnh định kì mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 2-3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. 

6. ĐIỀU TRỊ 

     Rất nhiều trang trại, đại lý thuốc thú y đã lãng phí một lượng tiền rất lớn khi chẩn đoán sai, chẩn đoán nhầm hoặc khi đã chẩn đoán đúng nhưng dùng thuốc thì không đúng vì thuốc điều trị ký sinh trùng máu trên gà  là một dạng thuốc điều trị ký sinh trùng. Dùng một trong các thành phần : Sulfadimethoxine, Monomethoxine, Sulfaquinoxaline hoặc Clopidol 

Ngoài các thuốc trên cần tăng cường các loại thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng. 

Thong ke

Liên hệ ngay với chúng tôi