Thuốc thú Y : Km 68 Quốc lộ 5 – xã Cổ Dũng, H Kim Thành, T Hải Dương

Bệnh cầu trùng ở gà và kinh nghiệm xử lý

10/06/2019 | Admin

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh ký sinh trùng do đơn bào lớp nguyên sinh động vật (protozoa) gây ra. Tuy được phát hiện cách đây gần 370 năm nhưng cầu trùng truyền nhiễm vô cùng nguy hại, bệnh lây lan rất nhanh trong đàn gà chủ yếu qua đường miệng, phổ biến ở gà nuôi tập trung công nghiệp.

Bệnh cầu trùng xảy ra ở gà từ 10 ngày tuổi trở lên. Mọi dòng giống gà và mọi lứa tuổi gà đều có thể bị bệnh. Song bệnh thường thấy nhất ở gà con từ 10-60 ngày tuổi nặng ở gà 15-45 ngày tuổi. Bệnh gây thiệt hại nhiều về kinh tế:

Ở gà con:  Bệnh làm tăng số gà còi cọc, chậm lớn, bệnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể, bệnh gây chết từ 30-100% số gà (nếu không điều trị kịp thời)

Ở gà đẻ: Bệnh cầu trùng là nguyên nhân giảm năng suất trứng từ 10-30% và là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng loạt. Kể cả ở gà con và gà lớn, bệnh cầu trùng làm tăng chi phí chăn nuôi: Khối lượng thức ăn tăng cao trong khi thịt và trứng đều bị giảm mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh cầu trùng là do một loại đơn bào họ Coccidac gây ra vì thế bệnh có tên khoa học là Coccidiosis Avium. Bệnh cầu trùng do gần chục chủng Eimeria gây ra. Mỗi loại Eimeria thường ký sinh ở một giai đoạn ruột non nhất định: E.Tenella thường ký sinh ở ruột thừa (ruột mù), E.Acervulina và E.Mivati thường khu trú ở đoạn dưới tá tràng và trên không tràng, E.Necastrix thường sống ở đoạn giữa của không tràng và hồi tràng, E.Maxima khu trú ngày giữa không tràng, E.Bruneti thì ký sinh ở giữa đoạn cuối không tràng và kết tràng.

Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria nào gây nên bệnh. Trong những loại Eimeria kể trên thì Eimeria Tenella là nguy hiểm nhất (cầu trùng ruột mù).

Triệu chứng bệnh cầu trùng.

Thời kỳ nung bệnh từ 4-7 ngày, do đó bệnh cầu trùng thường thấy ở gà từ 10 ngày tuổi trở lên. Các thể của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cầu trùng, chủng loại cầu trùng thâm nhập vào cơ thể và tuổi gà mẫn cảm.

Thể cấp tính:

Lúc đầu gà giảm ăn, buồn ủ rủ, gà ỉa ra phân loãng, thức ăn không tiêu. Khi có hiện tượng viêm xuất huyết trong ruột thì gà uống rất nhiều nước, đứng cù rù, lẻ loi hoặc tụm đống lại một góc chuồng. Quan sát những gà đứng chúng ta thấy cổ gà rụt, mắt nhắm nghiền, 2 cánh sã chạm gần sát nền, lúc này phân gà sệt màu sáp nâu có lẫn máu thậm chí ỉa ra máu tươi. Gà nhợt nhạt và rất yếu vì thiếu máu.

            Một số gà có biểu hiện thần kinh liệt hoặc bán liệt chân hoặc cánh. Thể cấp tính gây chết gà rất nhanh trong thời gian 1-3 ngày, tỷ lệ chết 70-80% số gà bệnh (nếu không điều trị kịp thời), số gà còn lại chuyển sang mãn tính. Những con chết khi vạch hậu môn gà để khám thì chúng ta thấy có dính máu.

Thể mãn tính:   Có 3 trường hợp: 

- Số gà ốm cấp tính còn sống chuyển sang bệnh mãn tính.

- Đàn gà đã được phòng cầu trùng bằng một số loại thuốc, nhưng do dùng thuốc không đúng quy trình hoặc không đủ liều phòng.

- Tuổi gà càng cao thì gà có sức đề kháng càng tốt, cho nên trong những trường hợp này bệnh cầu trùng mãn tính thường thấy ở gà lớn (2-3 tháng tuổi trở lên).

Các biểu hiện thể mãn tính hoàn toàn giống như thể cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn: Gà kém ăn, uống nhiều nước, ỉa chảy loãng phân sống lúc đầu, sau đó phân màu nâu hoặc lẫn máu, gà nhợt nhạt và gầy xọp đi rất nhanh.

Thể mang trùng.

Gà lớn mang mầm bệnh tuy nhiên các dấu hiệu bệnh ít và ít được chú ý: Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng thi thoảng bị ỉa chảy và phân sáp. Ở gà đẻ sản lượng trứng bị tụt 15-20% nhưng người chăn nuôi không rõ nguyên nhân.

Các bước xử lý:

Trị bệnh: Có 2 bước tiến hành như sau:

Bước 1: Cần cầm máu, giải độc, trợ lực và bổ sung điện giải cho gà chúng ta có thể sử dụng:  Vitamin B-complex 4g + Vime C-Electrolyte 5g + Vitamin K 1ml pha với 10 lít nước uống 1 ngày 1 đêm

Bước 2: Chúng ta cần tiêu diệt căn nguyên cầu trùng và trợ lực cho gà, với các phương pháp như sau:

- Cách 1: Vinacoc Acb 20g + Amino - polymix 20g cho 20 lít nước uống 3 ngày.

- Cách 2: Anticoccid 20g cho 20 lít nước uống trong 3 ngày.

- Cách 3: Super cox 20g + đường Glucoza 200g cho 20 lít nước uống trong 3 ngày.

- Cách 4: Vimecox-SPE3 20g cho 20 lít nước uống trong 5 ngày.

            Phòng bệnh:  Phòng bệnh cho gà vào các giai đoạn 4-7, 22-25, 38-40 ngày tuổi với liều lượng 50% liều điều trị.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chuồng trại cao ráo và thoáng mát, không nuôi mật độ quá cao, thường xuyên sát trùng chuồng trại, thay chất độn chuồng, không để chất độn chuồng quá hôi hay ẩm ước.

Cần phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học, sử dụng đệm lót sinh thái để đảm bảo sức khỏe cho đàn gà và đêm lại hiểu quả kinh tế cao.

BSTY Nông Hồng Duyên-Chi cục Chăn nuôi và Thú y 
Thong ke

Liên hệ ngay với chúng tôi